Các loại bơm thủy lực thường gặp có rất nhiểu kiểu và cấu tạo hình dáng có thể khác nhau tùy vào mục đích sử dụng trên các thiết bị đó. Nhưng xét về nguyên lý chung thì bơm thủy lực: thiết bị để chuyển năng lương cơ học sang năng lương chất lỏng (thủy lực). Tùy theo từng mục đích sử dụng mà ta có thể dùng nhiều loại bơm khác nhau (Bơm cánh tạt, bơm piston, bánh răng).
- Bơm có thể tích hành trình cố định (bơm bánh răng ăn khớp trong, bơm bánh răng ăn khớp ngoài) ứng dụng trên máy đột lỗ Hàn Quốc.
- Bơm có thể tích hành trình thay đổi được (các loại bơm Piston hướng kính, hướng trục.) ứng dụng trên máy đột cầm tay
- Bơm có khả năng điều chỉnh nhiều thông số: điều chỉnh áp suất, lưu lượng hoặc công suất.
Bơm thủy lực có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
+ Motor điện: Không chuyển đổi dạng năng lượng này sang năng lượng khác nhưng Motor chuyển năng lượng điện sang năng lượng cơ. Động cơ điện được chia thành 2 loại AC và DC (có thể thêm loại Inverter).
+ Thùng dầu:
- Chứa dầu thủy lực của toàn hệ thống, là nơi phân tách khí ra khỏi dầu.
- Giải nhiệt của dầu, lưu giữ những chất bẩn trong hệ thống.
- Trong nhiều trường hợp còn là nơi gá lắp các thành phần của hệ thủy lực khác nữa như:
+ Bơm dầu:
- Thông thường phần bơm hay được thiết kế nguyên cụm 1 cấp hoặc 2 cấp) đối với bơm nhỏ trong máy cầm tay thiết kế rời.
+ Van một chiều: để bảo vệ bơm khỏi bị xung va đập và giữ dầu trong hệ thống khi hệ thống ngừng không làm việc.
+ Hệ thống van: (van phân phối;van tiết lưu; van chống lún;van giảm áp;van phân phối tỷ lệ;van tỷ lệ áp suất; van logich .v.v…) để điều hành các cơ cấu chấp hành theo quy trinh công nghệ của hệ thống hoặc của thiết bị tùy thuộc quy trình công nghệ của nhà thiết kế hệ thống.
Những chi tiết khác:
+ Thước đo dầu: (mắt dầu) dùng quan sát,đo mức dầu khi cấp dầu vào thùng chứa cũng như quan sát sự thiếu hụt của dầu trong quá trình vận hành thiết bị.
+ Nắp rót dầu và thông khí:để rót dầu qua lọc tránh các vật khác hoặc bẩn rơi vào thùng dầu và thở khí trạm nguồn làm việc.
+ Lọc trên đường hút của bơm: để bảo vệ bơm không bị các vât lớn hơn 25 Mk làm mòn và hỏng bơm. Cũng như các thiết bị thủy lực khác của hệ thống.
+ Lọc hồi: dùng để lọc dầu về sau khi đã đi qua các cơ cấu chấp hành (các van;xi lanh;motor thủy lực…) mang bẩn trên đường đi làm việc trở về.
+ Đế van: là tổ hợp các đường ống của hệ thủy lực được chế tạo theo sơ đồ và kích thước các van lắp trên nó.
+ Van áp suất: để chỉnh áp suất như đã thiết kế hoặc chỉnh khi chạy thử trạm nguồn.
+ Đồng hồ: để quan sát số đo áp suất của hệ thống khi chỉnh.
+ Khóa đồng hồ: để bảo vệ đồng hô khi không cân thiết cho đồng hồ chạy.
Bơm thủy lực cho máy đột.